Giỏ hàng không có sản phẩm !
Trẻ bị thuỷ đậu có được tắm không?
Nhiều bậc phụ huynh lo ngại rằng việc tắm cho trẻ khi bị thủy đậu có thể gây nhiễm trùng hoặc làm bệnh nặng hơn. Vậy khi trẻ bị thủy đậu có được tắm không? Cần kiêng gì để bệnh mau khỏi và không lây nhiễm sang vùng da khác? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Thủy đậu là gì? Tại sao trẻ bị thuỷ đậu
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do virus Varicella-Zoster gây ra và thường gặp ở trẻ em. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm phổ biến trên toàn cầu, gây ra khoảng 7.000 ca tử vong mỗi năm.
Ở các quốc gia có khí hậu ôn hòa, trẻ em dưới 10 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất, trong khi tỷ lệ mắc bệnh ở người lớn chỉ chiếm dưới 5%. Bệnh chủ yếu lây truyền qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch từ các nốt mụn nước.

Các biểu hiện ở trẻ khi bị thuỷ đậu
- Sốt nhẹ đến sốt cao.
- Phát ban, nổi mụn nước.
- Ngứa ngáy, mệt mỏi.
- Chán ăn, khó chịu.
Ở trẻ nhỏ, thủy đậu có thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 10-21 ngày sau khi trẻ tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Trong giai đoạn này, các dấu hiệu bệnh ở trẻ rất mơ hồ nên bố mẹ rất khó phát hiện.
Sau đó, bệnh kéo dài từ 7 - 10 ngày và có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng huyết hay zona thần kinh nếu không được chăm sóc đúng cách.
Trẻ bị thuỷ đậu có được tắm không?
Nhiều người quan niệm rằng trẻ bị thủy đậu không được tắm vì sợ nước làm lây lan, nhiễm trùng hoặc gây biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Tuy nhiên đây là quan niệm sai lầm, trẻ cần được tắm để giảm ngứa và khó chịu trên da. Giúp tránh được tình trạng nhiễm trùng nặng hoặc thủy đậu bội nhiễm.

Hướng dẫn cách tắm cho trẻ khi bị thuỷ đậu
1. Tắm bằng sữa tắm dịu nhẹ
Khi mắc thủy đậu, trẻ có thể bị mệt mỏi, sốt, sức đề kháng suy yếu, do đó tắm gội vệ sinh hàng ngày bằng sữa tắm dịu nhẹ Orgabie, ít chất tẩy rửa cùng nước ấm vừa phải sẽ giúp điều hòa thân nhiệt. Làm mát cơ thể từ bên trong, hạ nhiệt nhanh, đồng thời làm dịu cơn ngứa và làm sạch da hiệu quả.
Với bảng thành phần chiết xuất từ thiên nhiên từ dừa, bột ngô, cúc la mã, lô hội và rau má, giúp làm sạch da và tóc của bé một cách nhẹ nhàng. Cùng với đó là công thức tiên tiến Yogurtene® Balance (Pháp) đảm bảo cân bằng hệ vi sinh vật trên da, giúp làn da con khỏe mạnh hơn và dễ thẩm thấu những thuốc bôi chuyên biệt.
2. Không chà xát mạnh lên các nốt mụn nước
Ba mẹ nên dùng khăn mềm, lau khô nhẹ nhàng vùng da bị tổn thương và các nốt mụn nước. Tránh cọ xát mạnh gây đau rát, vỡ các nốt mụn khiến nhiễm trùng da, nghiêm trọng hơn là nhiễm trùng huyết, gây khó khăn cho quá trình điều trị và phục hồi.
Ba mẹ nên cho bé mặc quần áo thoáng mát, chấm thuốc xanh methylen lên nốt mụn nước để sát khuẩn.
3. Dùng kem bôi hỗ trợ làm dịu da, giảm ngứa
Ngoài việc sử dụng thuốc xanh để chấm lên các nốt mụn nước, nên sử dụng thêm kem bôi Orgabie giúp con giảm ngứa và hạn chế nguy cơ để lại sẹo. Kem bôi làm dịu da, giảm viêm, hỗ trợ phục hồi da nhanh chóng với hoạt chất Ectoin. Hỗ trợ ổn định chức năng của hàng rào tế bào da, làm tăng sức đề kháng của lớp biểu bì bị suy yếu, ngăn chặn virus Varicella Zoster - tác nhân gây thuỷ đậu.
Kết hợp với thành phần từ thiên nhiên như rau má, cúc la mã, vitamin E, dầu jojoba và bơ shea hỗ trợ làm dịu hiệu quả các vết kích ứng, mẩn đỏ hay tổn thương trên da bé. Chỉ định rộng cho các vấn đề về da, và đặc biệt kem bôi không chứa Corticoid, an toàn cho trẻ sơ sinh, được Sở Y Tế Hà Nội cấp phép.

4. Mặc quần áo thoải mái, rộng rãi
Quần áo bó sát khiến các nốt mụn nước vỡ ra gây nhiễm trùng, nhiễm trùng diện rộng, làm chậm quá trình phục hồi của con. Ba mẹ nên chú ý, mặc cho con quần áo thoải mái, chất liệu mềm mại, rộng rãi để tránh cọ xát vào mụn nước.
Bị thuỷ đậu cần kiêng gì?
Khi con bị thuỷ đậu, bố mẹ cần lưu ý để tránh làm bệnh nặng hơn:
- Hạn chế cho con ăn thực phẩm gây kích ứng như đồ nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng…
- Tránh cho trẻ đến nơi đông người để hạn chế lây lan.
- Không giặt chung quần áo với ba mẹ
- Quần áo giặt xong cần phơi ở nơi có nắng, thoáng mát
Trẻ bị thủy đậu hoàn toàn có thể tắm, nhưng cần tắm đúng cách để tránh nhiễm trùng. Ngoài ra, ba mẹ nên làm sạch bằng sữa tắm dịu nhẹ, kết hợp kem bôi giảm ngứa để giúp con dễ chịu hơn và phục hồi nhanh chóng. Orgabie luôn đồng hành cùng mẹ, bảo vệ làn da bé.
Website: orgabie.com
Fanpage: Orgabie
Instagram: @orgabieofficial
Youtube: Orgabie Official
Tiktok: @orgabieofficial
Hotline: 0977.500.023
Bài viết xem nhiều
- Combo bảo vệ da toàn diện cho trẻ, đặc biệt là da nhạy cảm
- Orgabie đồng hành cùng Tiny Hope – Chạy vì trẻ sinh non 2024
- Giao mùa - hung thần với làn da nhạy cảm của trẻ và cách ứng phó
- Sữa tắm gội Orgabie: không chỉ hết lấm lem mà còn sạch thơm lâu dài
- Tắm lá thảo dược cho bé có thực sự an toàn như mẹ nghĩ?
Bình luận