Dị ứng thời tiết mùa hè ở trẻ em - Cảnh báo mối nguy hiểm tiềm ẩn

Mùa hè, bên cạnh những niềm vui tắm nắng, dã ngoại, là thời điểm mà các bậc cha mẹ nên đặc biệt cảnh giác với dị ứng thời tiết mùa hè ở trẻ em. Không đơn giản chỉ là vài cơn hắt hơi hay sổ mũi, dị ứng nếu không được kiểm soát có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như viêm xoang, hen suyễn, thậm chí sốc phản vệ.

Di-ung-thoi-tiet-mua-he-o-tre-em-Canh-bao-moi-nguy-hiem-tiem-an-1.png

Dị ứng mùa hè: Tưởng nhẹ nhưng không hề đơn giản

Theo thống kê của The Children’s Hospital Trust, có đến 40% trẻ em tại Nam Phi bị dị ứng, và con số này không ngừng tăng lên trên toàn cầu. Đây là một hồi chuông cảnh báo cho các bậc phụ huynh về dị ứng vào mùa hè ở trẻ.

Dị ứng mùa hè hay còn gọi là viêm mũi dị ứng mùa, thường xuất hiện vào cuối xuân và kéo dài suốt mùa hè. Điều đáng lo ngại là nhiều trẻ trước đó hoàn toàn khỏe mạnh, nhưng có thể đột ngột khởi phát triệu chứng dị ứng vào mùa hè.

Ông Murray Hewlett, Giám đốc điều hành của Affinity Health, cho biết: “Dị ứng có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng thường khởi phát từ sớm. Những triệu chứng nhẹ ban đầu rất dễ bị nhầm lẫn với cảm cúm, khiến cha mẹ chủ quan.”

3 Tác nhân gây dị ứng mùa hè phổ biến nhất

Di-ung-thoi-tiet-mua-he-o-tre-em-Canh-bao-moi-nguy-hiem-tiem-an-2.png

Phấn hoa

Vào mùa hè, lượng phấn hoa từ cây cối, cỏ dại tăng vọt, đặc biệt ở các vùng ngoại ô hoặc công viên. Đối với trẻ bị mẫn cảm, chỉ cần tiếp xúc nhẹ với không khí chứa phấn hoa cũng có thể khiến mũi nghẹt, chảy nước, mắt ngứa, đỏ rát.

Bào tử nấm mốc

Không chỉ tồn tại trong nhà, nấm mốc ngoài trời lại phát triển mạnh trong mùa hè ẩm ướt. Chúng ẩn nấp trong đất, đống lá khô, bồn cây những nơi mà trẻ hay vui chơi thường xuyên.

Côn trùng cắn

Ong, muỗi và những loại côn trùng khác sinh sôi mạnh vào mùa hè. Với trẻ có cơ địa dị ứng, một vết cắn nhỏ có thể gây sưng to, phát ban toàn thân, thậm chí dẫn đến phản ứng phản vệ nguy hiểm đến tính mạng.

Làm sao để nhận biết trẻ đang bị dị ứng?

Dị ứng có thể đội lốt cảm cúm thông thường, nhưng nếu để ý kỹ, ba mẹ sẽ nhận ra những dấu hiệu khác biệt ở con như:

  • Hắt hơi liên tục, không theo chu kỳ 1-2 tuần như cảm lạnh.
  • Chảy nước mũi dai dẳng, nhất là sau khi trẻ ra ngoài chơi.
  • Ngứa mắt, đỏ và chảy nước mắt, thường xuất hiện ngay sau khi tiếp xúc với không khí ngoài trời.
  • Ho khan, thở khò khè hoặc thở hụt hơi, đặc biệt ở trẻ có tiền sử viêm phế quản hay hen.

Một số trẻ có thể xuất hiện phát ban dạng mề đay, ngứa toàn thân, mụn nước, hoặc mụn đỏ sần sau khi tiếp xúc với cỏ, bụi, côn trùng.

5 cách kiểm soát dị ứng mùa hè ở trẻ

Theo dõi chỉ số phấn hoa hàng ngày

Ba mẹ đừng nên xem nhẹ dự báo thời tiết, chỉ số phấn hoa (UPI) cao cảnh báo cho các gia đình có trẻ bị dị ứng hạn chế cho trẻ ra ngoài vào sáng sớm và chiều tối, những thời điểm phấn hoa nhiều nhất trong không khí.

Vệ sinh cơ thể sau khi chơi ngoài trời

Phấn hoa và bào tử nấm bám trên tóc, quần áo trẻ, vậy nên ba mẹ nên cho trẻ tắm rửa và thay đồ ngay sau khi về nhà là cách đơn giản nhưng hiệu quả để giảm nguy cơ phát dị ứng.

Mẹ có thể sử dụng sữa tắm gội cho bé Orgabie, với thành phần Yogurtene® Balance (bột sữa chua và inulin) và công thức dịu nhẹ giúp làm sạch da bé sau khi ra ngoài mà không gây kích ứng. Sản phẩm không chứa xà phòng hay hương liệu tổng hợp, đặc biệt thích hợp với làn da nhạy cảm dễ dị ứng.

Đóng kín cửa sổ vào buổi trưa và chiều

Mặc dù gió trời có thể dễ chịu, nhưng nó cũng mang theo phấn hoa và bụi vào nhà. Sử dụng máy lạnh có bộ lọc HEPA giúp lọc sạch không khí mà vẫn đảm bảo sự thông thoáng.

Giữ phòng ngủ sạch sẽ

Phòng ngủ là nơi trẻ dành phần lớn thời gian nghỉ ngơi, vậy nên hãy:

  • Giặt chăn ga, gối trên giường hàng tháng
  • Hút bụi thường xuyên, đặc biệt là gầm giường và thảm
  • Cân nhắc dùng máy lọc không khí mini trong phòng ngủ.
Di-ung-thoi-tiet-mua-he-o-tre-em-Canh-bao-moi-nguy-hiem-tiem-an-3.png

Dùng thuốc và sản phẩm hỗ trợ đúng cách, đúng lúc

  • Thăm khám bác sĩ và dùng thuốc theo chỉ định để giảm nhanh tình trạng hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mắt.
  • Xịt mũi nước muối sinh lý, làm sạch đường mũi, giảm nghẹt mũi an toàn.
  • Chườm lạnh vùng mắt, giảm nhanh ngứa và đỏ sau một ngày hoạt động ngoài trời.

Với các triệu chứng ngứa da, nổi mề đay nhẹ hay phát ban do dị ứng, mẹ có thể tham khảo sử dụng kem bôi Orgabie. Sản phẩm chứa thành phần Ectoin, hoạt chất bảo vệ tế bào da khỏi tác nhân gây dị ứng và viêm nhiễm, cùng chiết xuất cúc La Mã giúp làm dịu da nhanh chóng. Kem bôi Orgabie không chứa corticoid, an toàn cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Ba mẹ đừng ngần ngại đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách. Và đừng quên chăm sóc làn da con mỗi ngày với bộ đôi chăm da mùa hè từ Orgabie - kem bôi làm dịu da và sữa tắm gội dịu nhẹ cho bé. Orgabie sẽ là trợ thủ đắc lực giúp mẹ an tâm hơn trong những ngày nắng nóng, đặc biệt là khi dị ứng thời tiết ghé thăm.

 

Bình luận
Facebook Shopee Tiktok