Giỏ hàng không có sản phẩm !
Con bị cháy nắng, ba mẹ nên làm gì?
Các nghiên cứu cho thấy 50–80% tổn thương da do tia UV xảy ra trong thời thơ ấu và tuổi dậy thì của trẻ nhỏ. Làn da con còn non nớt, nhạy cảm hơn nhiều so với người lớn, nên mỗi lần cháy nắng không chỉ gây đau rát tạm thời mà còn âm thầm làm tăng nguy cơ ung thư da trong tương lai. Đó là lý do vì sao ba mẹ cần xây dựng thói quen chống nắng cho trẻ từ sớm.

55 đến 72% trẻ em bị cháy nắng mỗi năm
Theo Thư viện Y học Quốc gia Mỹ, khoảng hơn 55% trẻ nhỏ bị cháy nắng mỗi năm. Do cha mẹ thường coi nhẹ cháy nắng ở trẻ, biểu hiện đỏ da, rát, bong tróc là biểu hiện của bỏng độ nhẹ. Cháy nắng được nhận dạng ở nhiều cấp độ, ba mẹ nên nắm bắt để không bị động khi con gặp phải các trường hợp sau:

Cháy nắng cấp độ 1 – Da đỏ, rát nhẹ
Đây là dạng cháy nắng phổ biến và nhẹ nhất. Da thường đỏ, khô, hơi sưng và có cảm giác đau hoặc nóng rát khi chạm vào. Tuy khó chịu, nhưng tình trạng này thường tự khỏi trong vòng một tuần mà không để lại sẹo. Ba mẹ có thể đắp khăn mát và bôi gel nha đam có thể giúp làm dịu da bị tổn thương nhanh chóng.
Cháy nắng cấp độ 2 – Phồng rộp, đau nhức
Ở cấp độ này, vết cháy nắng không chỉ ảnh hưởng đến lớp ngoài của da mà còn lan sâu hơn vào lớp dưới. Da con có thể xuất hiện các vết phồng rộp chứa dịch, kèm theo cảm giác đau rát khó chịu. Da có thể mất vài tuần để hồi phục và dễ để lại vùng thâm hoặc sẹo nếu không chăm sóc đúng cách.
Cháy nắng cấp độ 3 – Tổn thương sâu, có thể để lại sẹo vĩnh viễn
Biểu hiện trên da con là những vết phồng rộp to, đau đớn và rỉ dịch. Tổn thương ăn sâu vào các lớp da dưới cùng, khiến quá trình hồi phục kéo dài hơn, thậm chí vài tuần.
Cháy nắng cấp độ 4 – Ảnh hưởng toàn thân, nguy hiểm đến tính mạng
Đây là mức độ nghiêm trọng nhất, tổn thương không chỉ dừng lại ở da mà lan đến lớp mỡ, cơ và có thể gây rối loạn toàn thân. Da chuyển màu xám hoặc đen, dấu hiệu bỏng sâu rõ rệt. Trong trường hợp này, trẻ cần được cấp cứu y tế ngay lập tức, đôi khi phải can thiệp phẫu thuật.
Làm sao để phòng ngừa cháy nắng ở trẻ em
Cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa cháy nắng là hạn chế cho trẻ ra ngoài trong khung giờ nắng gắt, từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Đây là khoảng thời gian tia UV hoạt động mạnh nhất và dễ gây tổn thương cho da.
Nếu trẻ muốn chơi ngoài trời, hãy ưu tiên những nơi có bóng râm như dưới tán cây, mái hiên, ô che hoặc lều vải, sẽ giúp giảm thiểu tác động trực tiếp của ánh nắng lên da con.
Ba mẹ nên cho con mặc áo dài tay, quần dài thoáng mát, đội mũ rộng vành và đeo kính râm nếu cần thiết.
Với những vùng da không thể che chắn, như mặt, cổ, tay hay chân, cần thoa kem chống nắng kỹ lưỡng. Chọn loại có chỉ số chống nắng SPF từ 30 trở lên và có nhãn “bảo vệ phổ rộng” để ngăn cả tia UVA và UVB.

Cách xử lý cháy nắng đơn giản và hiệu quả
Da trẻ sơ sinh đặc biệt nhạy cảm, do đó tình trạng cháy nắng sẽ diễn ra nghiêm trọng hơn. Vậy nên ngay khi phát hiện trẻ bị cháy nắng, ba mẹ hãy:
- Đưa trẻ vào chỗ mát ngay lập tức
- Làm dịu da bằng khăn ướt mát (nước sạch, không lạnh), đắp nhẹ nhàng lên vùng cháy nắng 10–15 phút.
- Cho trẻ uống nước ấm nhiều lần để tránh mất nước và có thể bổ sung oresol nếu con mệt.
- Dùng kem bôi dịu da Orgabie để hỗ trợ làm dịu làn da bị cháy nắng. Với chiết xuất hoa cúc la mã, Ectoin từ Đức và bơ shea, Orgabie giúp phục hồi hàng rào bảo vệ da, dưỡng ẩm sâu và giảm cảm giác khó chịu nhanh chóng mà vẫn đảm bảo an toàn tuyệt đối cho làn da non nớt của bé vì thành phần không chứa corticoid, an toàn cho làn da nhạy cảm của bé yêu.
- Mặc đồ rộng, thoáng, không cọ xát vào da để giúp vùng da bị cháy nắng được phục hồi nhanh hơn.
Nếu trẻ sốt, nổi bóng nước, lừ đừ hãy đưa đến bác sĩ ngay để thăm khám kịp thời và nên sử dụng kem bôi dịu da Orgabie hàng ngày để giúp làn da cháy nắng của con nhanh phục hồi hơn mẹ nhé.
![]() 88.000 đ | ![]() 120.000 đ |
Bài viết xem nhiều
- Combo bảo vệ da toàn diện cho trẻ, đặc biệt là da nhạy cảm
- Orgabie đồng hành cùng Tiny Hope – Chạy vì trẻ sinh non 2024
- Giao mùa - hung thần với làn da nhạy cảm của trẻ và cách ứng phó
- Sữa tắm gội Orgabie: không chỉ hết lấm lem mà còn sạch thơm lâu dài
- Tắm lá thảo dược cho bé có thực sự an toàn như mẹ nghĩ?
Bình luận